Một dãy nhà trọ cho công nhân, người lao động.
Bộ Lao động - thương binh và xã hội đang lấy ý kiến rộng rãi chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Đối tượng áp dụng là lao động khu vực chính thức, có đóng bảo hiểm xã hội. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 6.600 tỉ đồng từ ngân sách trung ương.
Về hỗ trợ lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, bộ đề xuất mức 500.000 đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng. Điều kiện là người làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm; đang thuê trọ từ ngày 1-1-2022 đến 30-6-2022. Người được hỗ trợ phải có hợp đồng lao động ký trước ngày 1-1-2022, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước lúc doanh nghiệp lập danh sách đề nghị hỗ trợ.
Chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng/người, tối đa 3 tháng áp dụng cho người đi làm trở lại. Những người này phải làm trong khu công nghiệp, chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm; đang phải ở nhà thuê, ở trọ từ ngày 1-1-2022 đến 30-6-2022. Người lao động cần có hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên, thời điểm ký từ 1-1-2022 đến 30-6-2022, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp tại tháng liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ.
Dự thảo nêu rõ, người lao động làm đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu nộp lên công ty. Doanh nghiệp lập danh sách, công khai tại nơi làm việc trong 5 ngày.
Trường hợp có ý kiến phản ánh hoặc cần xác minh thêm, thời hạn giải quyết trong 2 ngày. Trước ngày 15 hằng tháng, doanh nghiệp gửi danh sách đề nghị hỗ trợ tới cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong 2 ngày.
Hồ sơ gửi về UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chậm nhất là 31-7-2022. Sau 2 ngày, UBND cấp huyện sẽ trình lên UBND cấp tỉnh. Đến 2 ngày kế tiếp, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và cập nhật kết quả vào hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư. Người lao động nhận hỗ trợ sau 2 ngày nữa, khuyến khích qua tài khoản ngân hàng.
Tiền hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, tổng kinh phí hỗ trợ tối đa dự kiến khoảng 6.600 tỷ đồng.
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ tiền thuê trọ là đảm bảo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ với NLĐ không có đề nghị, người không thực hiện đúng các quy định pháp luật về hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi NLĐ chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng.
NLĐ phải làm việc có hợp đồng, giao kết lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội), nơi làm việc là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (theo quy định), hoặc vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng được thành lập theo các quyết định của Thủ tướng, gồm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh); Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang); Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang).
Nhằm thông tin kịp thời đến những đối tượng được nhận trợ cấp, ITRO với vai trò là đơn vị tư vấn sẽ đồng hành cùng người lao động hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan đến chương trình qua các kênh:
Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin mới nhất nhé.
Tham khảo một số bài viết hay khác:
Khi nào có quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động? |
Mẫu nội quy phòng trọ chuẩn mực nhất 2022 cho chủ nhà |
Mẫu biên bản bàn giao nhà cho thuê và hướng dẫn soạn thảo chi tiết 2022 |