Mỗi khi chuyển về nơi ở mới, câu hỏi có cần cúng nhập trạch không là băn khoăn thắc mắc của nhiều bạn sinh viên, cũng như các hộ gia đình thuê nhà. Vậy điều này có thực sự cần thiết và nếu cần thì chúng ta cần phải làm những gì?
Trước tiên, để biết có cần cúng nhập trạch hay không chúng ta phải hiểu rõ được ý nghĩa thực sự của lễ cúng nhập trạch về nhà mới. Lễ nhập trạch là một cách thức để ra mắt, xin phép thần linh gia hộ tại nơi ở mới. Tại đây, xuất hiện hai luồng quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng có thờ có thiêng, có kiêng có lành, mình là người mới thì nên làm lễ, đây là sự báo cáo, thông báo với chư thần thổ địa nới đó về sự hiện diện của mình, đồng thời để cầu mong sự yên ổn, an lành. Ngược lại với quan điểm này, nhiều người cho rằng nhập trạch chỉ dành cho chủ nhà, mình là người lạ, chỉ ở tạm một khoảng thời gian nên không cần phải làm lễ.
Bàn về vấn đề này, theo quan điểm của Phật giáo, “thờ thần” là tục lệ của dân gian, người quy y tam bảo không thờ thần. Mọi phước đức, may rủi đều do nghiệp phước của bản thân tạo ra, không phải do thần linh phù hộ. Ở góc độ này, đối với các bạn là sinh viên đi ở trọ, ký túc xá kinh phí còn hạn hẹp thì không cần phải làm lễ nhập trạch nhà trọ. Ăn ở phước đức thì mọi điều tốt lành sẽ đến với mình.
Tuy nhiên, một số người thuê trọ vẫn chưa thực sự an tâm và thận trọng thì có thể làm lễ nhập trạch nhà thuê. So lễ nhập trạch nhà mặt đất thì lễ cũng dọn vào nhà thuê có phần đơn giản hơn nhiều.
+ Bếp lửa và chiếu đang dùng: Đây là đồ cần mang vào nhà mới đầu tiên. Bếp lửa là bếp dầu, bếp có lửa chứ không phải bếp điện.
+ Ấm nước sôi: Vào nhà mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi – có ý nghĩa giúp cho nguồn tài lộc của gia đình được sôi động dồi dào.
+ Theo dân gian, khi vào nhà mới cần đậy nắp các bồn rửa bát, bồn tắm lại, rồi mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy chậm và lâu - tượng trưng cho vạn sự như ý, được no đủ.
+ Các phòng cần bật tất cả quạt thổi gió đi các hướng, nhưng không nên để gió thổi ra hướng cửa chính vì “phong sinh thủy khởi” (nghĩa là Gió đi khắp nơi để mọi vật sinh ra)
Những đồ đạc vào nhà mới gia chủ phải đích thân đưa vào. Các thành viên vào nhà mới lần đầu tiên không được đi tay không, mà phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp (như quả cam - biểu tượng của sự thịnh vượng, Táo - biểu thượng của sự an toàn, Lê - biểu tượng của sự may mắn, Lựu - biểu tượng của những cơ hội và Đào - biểu tượng của sức khỏe dồi dào, hoặc đơn giản là mang gạo, muối, tiền bạc vào nhà…
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà tục dọn nhà mới tiến hành khác nhau, nhưng cần lưu ý:
+ Dọn nhà nên vào sáng sớm, buổi trưa, và xong trước 15h (3 giờ chiều), trước khi mặt trời lặn. Tránh dọn vào ban đêm.
+ Nước lấy khoảng 3 phần của thùng xách vào nhà.
+ Thùng gạo đổ đầy khoảng 8 phần, bao lì xì đỏ đặt phía trên thùng gạo.
+ Mua một cặp chổi, xẻng hót rác mới (các cụ thường buộc một sợi vải đỏ). Kiêng mang chổi cũ từ nhà cũ về nhà mới (để tránh mang rắc rối đã quét về nhà mới).
+ Chén đũa mua mỗi người 1 bộ, số chẵn là tốt nhất, đặt vào thùng nước xách vào nhà.
+ Khi dọn sang nhà mới phải đưa những thứ trên đặt vào nhà bếp, sau đó mới dọn những thứ khác vào.
+ Có nơi còn mang theo một ít đất ở nơi cũ đi, để tránh tình trạng “thủy thổ không hòa hợp”. Dọn về nhà mới gắng vứt bỏ bớt đồ cũ, chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết tận dụng được.
+ Ngày về nhà mới, mọi người cần vui vẻ, nói và làm những việc thiện lành, may mắn để bắt đầu những khởi đầu mới, mọi thứ cần suôn sẻ, tốt đẹp nhất. Không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, bực tức, khóc lóc, nhất là mắng mỏ trẻ nhỏ bởi quan niệm xưa là điềm báo cho sự bất hạnh, bất hòa.
+ Đêm đầu tiên về nhà mới nên bật tất cả các đèn trong nhà tới sáng hôm sau. Việc này nhằm giúp khí trong nhà vượng lên (nhiều nhà còn để đèn sáng 3 ngày đêm).
+ Sau khi ổn định mọi việc, cần làm cho ngôi nhà có không khí vui vẻ, náo động – gọi là tiệc tân gia. Tùy điều kiện gia chủ mà bố trí thời gian, mời bạn bè, người thân, xóm giềng đến uống nước, trò chuyện, khoản đãi tân gia. Mục đích của hoạt động này là lấy hỷ khí để đón những điều may mắn vào nhà.
+ 1 bếp gas mini: Việc này nhằm để sưởi ấm căn nhà, tượng trưng cho việc nhà cửa luôn ấm cúng cũng như lửa có tính tiêu diệt và tái sinh sẽ loại bỏ những điều không may mắn còn vương lại trên người.
+ 3 hũ nhỏ muối, gạo, nước: Ý nghĩa trong phong thủy, 3 vật dụng này là những lương thực cần thiết duy trì sự sống, tượng trưng cho sự no đủ, sinh sôi, phát triển.
+ 1 siêu đun nước: sau khi đổ gạo vào thùng thì đổ 1 siêu nước đầy, đặt lên bếp đun với lửa to. Nước sôi thì cứ để sôi một lúc nhé
+ Hoa, trái cây, bánh: Thực ra theo đúng thủ tục thì mâm cúng nhập trạch sẽ gồm 3 mâm: hương hoa, trái cây, rượu thịt. Nhưng đây là phòng trọ, nhà thuê thì chỉ cần làm đơn giản, gọn nhẹ là được.
Ngoài những ngày lễ trọng đại như cưới hỏi, động thổ, xuất hành phải thân trọng trong việc chọn ngày thì ngày chuyển phòng trọ cũng được nhiều người quan tâm đến. Mục đích của việc này chính là chọn ra ngày chuyển phòng trọ tốt, phù hợp với tuổi của bạn, để tránh được mọi rủi ro trên đường đi tới nhà mới, cũng như sau này
Bước 1: Đến giờ đẹp cúng nhà cho thuê, bật bếp và đặt trước cửa nhà. Sau đó, các thành viên trong phòng từng người bước qua bếp vào phòng. Nếu phòng trọ, nhà thuê dạng nguyên căn có bàn thờ thì người đầu tiên đi sẽ cầm bát hương. Mâm cúng đi cuối cùng.
Bước 2: Thắp hương, vái 3 lạy và đọc văn khấn ông địa, thần tài và gia tiên
Bước 3: Đun nước pha trà, để dâng lên thần linh, tổ tiên
Bước 4: Tiến hành dọn lễ, hóa vàng. Hoàn tất việc báo cáo với thổ công, tổ tiên và thần linh về việc mình chuyển đến nhà mới đã xong, mọi việc đều được thuận lợi. Từ sau đó, cách thờ cúng ở phòng trọ, chúng ta chỉ cần thắp hương vào ngày rằm và mùng 1 hàng tháng là được.
Phía trên đều là những quan niệm dân gian, có những cái phú hợp nhưng có những điều không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tùy từng gia chủ mà thực hiện sao cho phù hợp, và điều quan trong nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ