Bạn chưa từng có kinh nghiệm cho thuê nhà? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những sai lầm nghiêm trọng thường xuyên gặp phải trong quá trình cho thuê.
1. Quy định mục đích sử dụng
Đa số các hợp đồng cho thuê nhà hiện nay đều có điều khoản quy định về mục đích sử dụng nhà của bên thuê. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú trọng, chỉ thỏa thuận chung chung khiến bên cho thuê không đạt được mục đích quản lý tài sản của mình.
Ví dụ, hợp đồng ghi mục đích thuê "để kinh doanh", vậy quá chung chung. Bởi nhiều ngành nghề kinh doanh mà bạn không muốn nó diễn ra trong căn nhà của mình. Bạn cần cụ thể, càng chi tiết càng tốt để người thuê hiểu không phải họ đã trả tiền thì muốn sử dụng vào "mục đích kinh doanh" căn nhà thế nào cũng được.
2. Giới hạn số lượng người ở
Trong hợp đồng cần quy định giới hạn số lượng người có thể ở trong căn nhà cho thuê. Nếu không sẽ dẫn đến tăng lượng người sử dụng nhà làm tăng hao mòn tự nhiên tài sản.
3. Yêu cầu đặt cọc
Trên thực tế, bên cho thuê thường thu tiền thuê nhà theo kỳ và thu tiền vào đầu kỳ, thường là 6 tháng/kỳ. Khi đó, bên cho thuê có tâm lý yên tâm cầm đằng cán nên không lo lắng về việc thực hiện hợp đồng của bên cho thuê. Tuy nhiên rắc rối sẽ phát sinh khi đến hạn thanh toán nhưng bên thuê không chịu thanh toán và cũng không chịu bàn giao lại nhà cho bên cho thuê. Bên cho thuê buộc phải nhờ đến cơ quan pháp luật.
Do đây là tranh chấp dân sự, các cơ quan pháp luật không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải mất thời gian đôi khi là khá lâu. Lúc này khoản tiền đặt cọc sẽ có tác dụng giúp bên thuê bù đắp rủi ro trong thời gian này tranh chấp với bên thuê thay vì trông chờ vào khoản bồi thường hay chi trả của bên thuê theo phán quyết của tòa án.
Với những căn nhà đắt tiền, nội thất sang trọng, việc này là vô cùng quan trọng. Việc lập biên bản bàn giao nhà với nội dung chi tiết về hiện trạng nhà, vật kiến trúc kèm theo sẽ giúp bên cho thuê tạo dựng được chứng cứ để làm căn cứ giải quyết tranh chấp khi bên thuê làm hư hỏng nhà hoặc làm thay đổi vật kiến trúc khi bàn giao nhà.
Trong trường hợp cần thiết bên thuê có thể mời thêm cơ quan thừa pháp lại để lập vi bằng về việc bàn giao nhà.
Hiện nay pháp luật về ngoại hối nghiêm cấm việc thỏa thuận cho thuê nhà bằng ngoại hối, kể cả việc ghi giá bằng ngoại tệ và quy đổi sang Việt Nam đồng. Nếu vi phạm sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu, chưa kể đến trách nhiệm chịu phạt hành chính đối với nhà nước.
Đối với những hợp đồng cho thuê nhà có giá trị lớn thì đòi hòi tính chặt chẽ pháp lý, hạn chế rủi ro càng cao trong khi các bên chỉ biết đến những thỏa thuận mang tính chất cơ bản. Do vậy, trong những trường hợp này bên cho thuê nên chủ động tham khảo ý kiến của luật sư về nội dung hợp đồng, thậm chí là nhờ luật sư soạn thảo hợp đồng. Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro hoặc chí ít cũng giúp bên cho thuê hiểu và nhìn thấy được các rủi ro.
Hiện pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản không yêu cầu cá nhân, hộ gia đình cho thuê nhà phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, họ phải đăng ký hộ kinh doanh và kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Việc kê khai và nộp thuế đầy đủ không những thực hiện nghĩa vụ của công dân mà còn giúp bên cho thuê nhà tránh những rủi ro đối với pháp luật từ hành vi trốn thuế.
Có 3 loại thuế mà người cho thuê nhà có thể phải nộp. Thứ nhất: thuế môn bài – đây là loại thuế phải nộp khi bên cho thuê nhà có mức doanh thu từ trên 100 triệu đồng trở lên, từ 100 đến 300 triệu đồng mức thuế là 300.000 đồng, từ trên 300 đến 500 triệu đồng mức thuế là 500.000 đồng, 500 triệu đồng mức thuế là một triệu đồng.
Tiếp theo là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Hai loại thuế này cũng chỉ phải nộp nếu người cho thuê nhà có doanh thu từ trên 100 triệu đồng một năm với thuế suất cho cả hai sắc thuế này đều là 5% doanh thu tính thuế